Tình yêu gia đình và nhân tính của thanh thiếu niên được học tập thông qua “Hiếu”

Theo tài liệu của Sở cảnh sát vào tháng 5 qua thì tội gây hại thân nhân vào năm 2012 là 956 lượt, nhưng vào năm ngoái đã tăng lên tới 1.962 lượt. Tội phạm vô đạo đức đã tăng gấp hai trong 5 năm. Về sự thật này, các chuyên gia lựa chọn “Sự suy thoái của gia đình” là nguyên nhân chủ yếu. Theo đó, Quỹ WeLoveU Quốc tế tổ chức giáo dục nhân tính với chủ đề “Hiếu” để giúp các thanh thiếu niên nhận biết tầm quan trọng của gia đình và nuôi dưỡng nhân tính và phẩm tánh ngay thẳng.

Trong vòng một tháng 8, Quỹ WeLoveU tổ chức giáo dục nhân tính tại 6 địa phương. Khoảng 2.000 người gồm thanh thiếu niên và phụ huynh tham gia ở Seoul, Incheon, Daejeon, Gwangju, Chuncheon, Suwon. Nhiều nhân sĩ đa dạng như giáo sư đại học, Giám đốc danh dự Hiệp hội chính trị, Chủ tịch Nhà Nghiên cứu Tương lai, Giám đốc Viện Phát triển Nhân tính Hàn Quốc v.v… đã được mời thuyết giảng. Họ nhấn mạnh mối quan hệ giữa hiếu thảo và nhân tính, rồi thuyết giảng về tấm gương hiếu thảo vào thời đại mới.

Vào ngày 8/8, trong bài giảng đặc biệt được tổ chức tại Đại học Ngoại ngữ Hàn Quốc, Giám đốc danh dự Hiệp hội chính trị Hàn Quốc Kim Seong Ho đã thuyết giảng. “Bây giờ sự dạy dỗ về hiếu thảo được truyền lại trong lịch sử lâu dài của chúng ta đang biến mất dần. Do giáo dục theo kiểu áp lực nhồi nhét chỉ tập trung vào kỳ thi đại học, nên các trẻ em lấy sự đi vào đại học nổi tiếng là mục tiêu quan trọng của cuộc sống.” Ông ta nói bằng lòng nuối tiếc. Nhắc đến câu châm ngôn rằng “Nếu con cái hiếu thảo thì cha mẹ vui vẻ; nếu gia đình hòa thuận thì vạn sự thái bình.”, ông nhấn mạnh rằng “Cho dù là thời đại cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 đột biến nhưng mệnh đề rằng con cái phải kính trọng cha mẹ là giá trị bất biến của loài người.”

Sau buổi thuyết giảng, học sinh Kim Tae Hyeon (17 tuổi) cho biết cảm xúc rằng “Vì ở trường học tôi học tập với mục tiêu là đi vào đại học và xin việc, nên tôi đã nghĩ rằng xin việc tốt là hiếu thảo. Thế nhưng tôi nhận biết rằng ngay cả việc nhỏ mà tôi ở bên cạnh cha mẹ là hiếu thảo.” Học sinh Lee Jin Bok (18 tuổi) quyết tâm rằng “Lúc học lớp 9, tôi từng cãi mẹ vì mệt quá. Lúc đó lần đầu tiên tôi thấy mẹ tôi khóc. Tôi thấy rất có lỗi. Bây giờ tôi cùng mẹ trò chuyện nhiều và thường xuyên. Sau này tôi hiếu thảo cha mẹ nhiều hơn nữa.”

Giáo dục nhân tính giúp ích cho không chỉ thanh thiếu niên nhưng cho phụ huynh nữa. Cô Jeong Mi Hye nói rằng “Khi nghe thuyết giảng, tôi đã nhìn lại bản thân xem liệu tôi đã khiến các con khó chịu hay sao vì tôi không biết về cách giáo dục con cái. Tôi mong con tôi cảm nhận rằng cha mẹ luôn yêu thương và cổ vũ cho con. Mong gia đình tôi làm giải hòa mọi việc khó khăn thông qua đối thoại.”